Bưởi tôm vàng
Vụ bưởi năm nay nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội được mùa, giá có phần “hạ nhiệt” so với các năm trước, song những trái bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) vẫn “đắt như tôm tươi” và được người tiêu dùng săn đón. Những ngày này, các nhà vườn trồng bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ tất bật thu hoạch vụ bưởi lớn nhất trong năm kết hợp chăm bón cây ra hoa, đậu quả cho vụ mới. Được mùa – được giá, niềm vui của người dân lan tỏa khắp xóm làng…
Mã số doanh nghiệp: 0110669851
Sản phẩm: Bưởi tôm vàng
Rộn ràng mùa bưởi chín
Nói về thương hiệu bưởi tôm vàng, Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng cho biết, cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân ở Thượng Mỗ đã đến xã Phú Diễn (huyện Từ Liêm cũ, nay là quận Bắc Từ Liêm) xin giống bưởi Diễn nổi tiếng về trồng. Ban đầu thuận theo tự nhiên, người dân không lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây. Khi bưởi ra quả, quả chín có màu vàng tươi, nhìn bắt mắt và có mùi rất thơm. Người dân hái ăn thử thấy múi to, tôm vàng, không he, ráo múi và ngọt thanh, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm. Từ đó, người dân đặt tên cho giống bưởi này là bưởi tôm vàng. Chất lượng nổi trội nên người dân chia sẻ cây giống, mở rộng diện tích. Qua hơn 20 năm, đến nay bưởi tôm vàng đã phủ kín cánh đồng, vườn bãi của Thượng Mỗ…
Đến Thượng Mỗ những ngày gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, có thể thấy vườn của gia đình nào cũng có từ vài gốc đến vài chục gốc bưởi. Bưởi trên cành chín vàng vươn cả ra đường làng, ngõ xóm. Chị Nguyễn Thị Hiền, người dân thôn Trung Thành cho biết, gia đình chị có 3 sào trồng 120 gốc bưởi tôm vàng. Vụ bưởi năm nay được mùa, quả rất sai, nhiều cây có tới 200 quả. “Hiện, gia đình tôi đã bán hết bưởi tại vườn với giá 35.000 đồng/ quả”, chị Hiền phấn khởi nói.
Theo người dân địa phương, bưởi tôm vàng ngon nhất là những quả có cuống nhỏ, trọng lượng từ 0,8kg đến 1,2kg. Đặc biệt, cây càng lâu năm, chất lượng quả càng ngon. Là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ, ông Dương Văn Thọ ở đội 2 cho biết, hơn 20 năm từ khi chuyển đổi sang trồng 3 sào bưởi tôm vàng, kinh tế của gia đình ông ngày một khấm khá. Hiện mỗi năm, gia đình ông Thọ thu khoảng 200 triệu đồng từ tiền bán bưởi. Không chỉ gia đình ông Thọ có thu nhập cao từ trồng bưởi tôm vàng, mà trong thôn, xã, có nhiều hộ thu nhập cũng rất cao, hơn 300 triệu đồng/năm.
Đến nay, xã Thượng Mỗ không trồng lúa, 100% diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang trồng bưởi tôm vàng và cây ăn quả khác; trong đó, cây bưởi là chủ đạo, chiếm 152ha. Hiện, bình quân thu nhập vùng trồng bưởi đạt hơn 600 triệu đồng/ha; diện tích bưởi đã cho thu hoạch ổn định (cây 7 năm trở lên) đạt 2 tỷ đồng/ha.
“Sống khỏe”… với nghề nông
Thượng Mỗ là một trong số ít xã trên địa bàn huyện Đan Phượng không có nghề truyền thống, người dân cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ chọn được cây trồng có nhiều lợi thế, lại làm chủ khoa học kỹ thuật nên nông dân của xã Thượng Mỗ có thu nhập khá từ nghề nông. Thượng Mỗ hiện là vùng trồng bưởi tôm vàng lớn nhất huyện Đan Phượng với chất lượng thơm ngon cũng đứng hàng đầu…
Sau gần 20 năm đưa vào thâm canh, đến năm 2012, sản phẩm bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Hiện, UBND huyện Đan Phượng giao cho Hội Nông dân xã Thượng Mỗ là chủ sở hữu nhãn hiệu trên. Trồng bưởi tôm vàng không mất nhiều công chăm sóc, ít gặp dịch bệnh, thời gian chín và thu hoạch lại vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao. Năm nay, dù các giống bưởi nói chung được mùa, giá giảm so với năm trước, nhưng riêng bưởi tôm vàng Thượng Mỗ vẫn được bán với mức giá trung bình 35.000-50.000 đồng/quả, chủ yếu thông qua thương lái về tận vườn thu mua.
Tuy nhiên, để có được thành quả như hôm nay, người trồng bưởi cũng đã trải qua nhiều vất vả, gian truân. Cách đây gần 10 năm, những vườn bưởi ở Thượng Mỗ thường xuyên bị mất mùa, tỷ lệ đậu quả rất thấp, người dân hoang mang do không biết nguyên nhân; nhiều hộ đã chặt bỏ vườn bưởi để trồng cây khác. Thế nhưng, nhờ tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, đến nay cây bưởi Thượng Mỗ phát triển tốt, cho năng suất ổn định, chất lượng quả ngon. Hiện, một số vườn bưởi đã thu hoạch, những chồi non và hoa bưởi sớm bắt đầu nở khiến cả cánh đồng ngát hương…
Thời điểm này, những vườn bưởi ở Thượng Mỗ thấp thoáng người dân miệt mài, cần mẫn thụ phấn cho hoa. “Trước đây, bà con thường để bưởi thụ phấn tự nhiên nên khi gặp thời tiết bất lợi, khó thụ phấn, tỷ lệ đậu quả thấp. Hiện nay, chúng tôi đã biết cách “can thiệp” để bưởi ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Khi bưởi ra hoa, chúng tôi dùng các chổi lông nhỏ, mềm, chấm vào các bông hoa, giúp bưởi thụ phấn tốt hơn, tỷ lệ đậu quả cao hơn”, Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng bật mí.
Không chỉ có bưởi ngon, ở Thượng Mỗ còn một số diện tích được người dân trồng ổi, táo đại… cũng cho thu nhập khá. Gia đình ông Phạm Văn Hùng ở thôn An Sơn 1 là hộ có diện tích trồng cây ăn quả nhiều nhất xã với 9ha. Toàn bộ diện tích ông Hùng trồng táo đại với 1.500 gốc. Theo ông Hùng, táo đại nhanh được thu quả, trồng đầu năm, cuối năm thu hoạch. Những ngày này, táo chín rộ, mỗi ngày, gia đình ông Hùng thu hoạch 1 tấn quả, bán tại vườn mức giá 40 nghìn đồng/kg.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng, Thượng Mỗ vốn là vùng trũng, ruộng khó canh tác nên sau vụ lúa chính, người dân thường bỏ hoang. Từ khi chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây ăn quả, thu nhập của người dân đã tăng đáng kể. Năm 2020, qua bình xét, xã chỉ còn 3 hộ nghèo, chiếm 0,48%; thu nhập bình quân đạt gần 62 triệu đồng/ người/năm. Mới đây, Thượng Mỗ đã được đoàn công tác của thành phố Hà Nội đánh giá, chấm điểm hoàn thành các tiêu chí để trình UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Trên nền tảng đã hình thành được vùng chuyên canh cây ăn quả, Thượng Mỗ tiếp tục hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo đầu ra thuận lợi cho sản phẩm. Có thương hiệu bưởi tôm vàng, Thượng Mỗ đã hỗ trợ nông dân in tem, nhãn để dán lên sản phẩm. Huyện và xã cũng đã đưa bưởi tôm vàng vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Năm 2020, sản phẩm bưởi tôm vàng xã Thượng Mỗ được đánh giá, phân hạng “3 sao” trong Chương trình OCOP…
Mùa bưởi chín như mùa vàng đang ngự trị vùng quê Thượng Mỗ, góp phần làm nên sự trù phú cho miền quê xứ Đoài, bừng sáng niềm vui trong ánh mắt, nụ cười của người trồng bưởi nơi đây.
-
Bột ngũ cốc dinh dưỡng Bonbi
Mảnh đất Đan Phượng còn được nhân dân cả nước biết đến là nơi khởi nguồn phong trào phụ nữ Ba Đảm đang ở giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày 18-3-1965, phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” do Bác Hồ đặt tên được Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động đã huy động được sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ nông thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên mọi lĩnh vực hoạt động; biến tiềm năng cách mạng của phụ nữ thành hiện thực sinh động, thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược thống nhất nước nhà.
Chủ thể: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Huyền -
Bưởi tôm vàng
Vụ bưởi năm nay nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội được mùa, giá có phần “hạ nhiệt” so với các năm trước, song những trái bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) vẫn “đắt như tôm tươi” và được người tiêu dùng săn đón. Những ngày này, các nhà vườn trồng bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ tất bật thu hoạch vụ bưởi lớn nhất trong năm kết hợp chăm bón cây ra hoa, đậu quả cho vụ mới. Được mùa – được giá, niềm vui của người dân lan tỏa khắp xóm làng…
3 SaoChủ thể: HTX Thượng mỗ -
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay có tên gọi khác là cây Bina, nghe như rau từ nước ngoài chứ không phải ở Việt Nam chúng ta. Nhưng tại Công ty cổ phần thực phẩm xanh Việt Nam với mô hình sản xuất đang rất phát triển đó là trồng rau an toàn trên bãi đất ven sông Hồng thuộc địa phận xã Liên Trung huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Trong đó cải bó xôi được trồng nhiều bên cạnh các loại rau khác: cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, đậu cove, mồng tơi, xà lách…
-
Cải ngồng
Với môi trường sống tại thành phố Hà Nội chắc hẳn ai cũng rõ đất trật người đông, mọi thứ chỉ quay quanh bốn bức tường thì lấy đâu ra đất làm vườn. Rồi mỗi khi ra chợ mọi người đều rất ái ngại với việc lựa chọn loại rau nào cho an tòan, tốt cho sức khỏe cả gia đình. Trước tâm lý chung của xã hội, của mỗi gia đình, mỗi người dân. Những thanh niên trẻ của thế hệ mới có chung lý tưởng, đam mê với nông nghiệp. Đã tập lại và cùng thực hiện ước mơ xây dựng những khu vườn trồng toàn rau sạch. Tạo ra những sản phẩm có giá trị, được mọi người tin dùng và ủng hộ.
-
Cải ngọt
Họ cải gồm rất nhiều loại như: cải xanh, cải ngồng, cải ngọt, cải bó xôi, cải mèo, cải bẹ, cải mơ… Trong đó được ưa chuộng khá nhiều là cải ngọt, cải ngồng. Khi lựa chọn rau cho gia đình mình sử dụng thường ưu tiên rau phải sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó chúng ta cũng còn phải qaun tâm tới khẩu vị của các thành viên trong gia đình đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Các bé sẽ rất thích các loại rau có màu sắc, vị ngọt, mát, mềm, tốt cho sức khỏe. Những lọa rau có độ nhớt cao, đắng, hơi ngăm, thì sẽ ít được các bé lựa chọn.
-
Cải xanh
Từ lâu hai chữ “Rau sạch” đã đi vào suy nghĩ của các bà nội trợ. Phải làm sao để mua được những bó rau ngon, không hóa chất, không thuốc bảo vệ thực vật, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thêm vào đó rau xanh là nguồn thực phẩm thiết yếu không thể thiếu với mỗi người dân chúng ta, mỗi gia đình chúng ta. Chúng ta có thể thiếu thịt, cá nhưng không thể thiếu rau.
-
Chuối tiêu hồng
Chuối tiêu hồng – quả ngọt ven sông
Nhắc đến chuối tiêu hồng, nhiều người sẽ nghĩ đến vùng đất Hưng Yên, nơi đã trở thành “đại bản doanh” của loại cây này. Nhưng giờ đây, người tiêu dùng Thủ đô hoàn toàn có thể mua được những nải chuối thơm ngon, đẹp mắt mà không phải đi đâu xa. Tại vùng đất ven sông Hồng, sông Đáy ngoại thành Hà Nội, thuộc xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, chuối tiêu hồng đang dần trở thành cây trồng đem lại thu nhập cao cho người nông dânChủ thể: Hợp tác xã nông nghiệp Liên Hà -
Đậu Cove
Rau xanh không bao giờ là thừa với xã hội hiện tại. Đất trật người đông nên việc có ít đất trồng rau là điều hằng mơ ước của người dân thành phố. Hàng ngày phải đối mặt với biết bao nguy cơ độc hại, rau “bẩn”, rau “công nghiệp”…. Đó đều là những nỗi lo của môĩ chúng ta, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Điều đó đã đặt ra vấn đề liệu trồng rau “sạch” có khó. Và trồng ở đâu là thuận lợi cả đầu ra và sản xuất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.